Monday, June 4, 2012

Bac Ho - vai dien quan trong trong su nghiep dien vien cua toi

Nói về nghề diễn viên, Trần Lực cho rằng, anh là người may mắn, hạnh phúc khi được chọn vào vai Nguyễn Ái Quốc trong bộ phim truyện nhựa "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công". Đó là một kỷ niệm đáng nhớ, không phải diễn viên nào cũng có được. Năm 1947, đang là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Tố Hữu được Trung ương điều về Việt Bắc tham gia công tác lãnh đạo và xây dựng nền văn học kháng chiến mới. Tập thơ Việt Bắc của ông được thành hình từ đây, và sau này là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Theo đánh giá của Hội đồng chung khảo, các tác phẩm lọt vào Giải BCQG lần thứ VI - năm 2011 nhìn chung có chất lượng khá đồng đều, nhiều tác phẩm có tính phát hiện vấn đề, có tầm ảnh hưởng xã hội và thể hiện một cách chuyên nghiệp, sinh động, nhưng chưa thực sự có nhiều tác phẩm xuất sắc nổi trội. Các tác phẩm đoạt giải cao vẫn chủ yếu thuộc về các cơ quan báo chí Trung ương và các thành phố lớn. Với

* PV: Cơ duyên nào anh được chọn vào vai Nguyễn Ái Quốc trong bộ phim truyện nhựa Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công? Khi nhận vai, anh thấy mình có bị áp lực gì không?

- Diễn viên TRẦN LỰC: Tôi được các đạo diễn mời thử vai và… được chọn đóng Nguyễn Ái Quốc trong phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công (kịch bản: nhà văn Hữu Mai, đạo diễn: Khắc Lợi của VN và Viên Thế Kỷ - đạo diễn Trung Quốc. Bộ phim do Hãng phim Hội Nhà văn VN hợp tác sản xuất với Hãng phim Châu Giang – Trung Quốc).

Với tôi, đây là một thử thách, một cơ hội để sáng tạo một hình tượng nhân vật trong một thể loại phim mới - phim truyện chân dung -là một thách thức với diễn viên, anh ta phải thể hiện một hình ảnh cụ thể về một con người có thật, ở đây là Bác Hồ thời trẻ.

* Để có thể chuyển tải và thể hiện một cách tốt nhất nhân vật Nguyễn Ái Quốc thời gian đó, anh đã phải tìm hiểu nhân vật của mình bằng cách nào?

- Tôi xem ảnh, phim tài liệu về Bác và cuối cùng đã tìm được một cách thể hiện để cho ra một Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Đôi mắt Bác – luôn tập trung và… biết nói. Cùng với đạo diễn Khắc Lợi, chúng tôi đến Bảo tàng Hồ Chí Minh xem những tư liệu về Bác thời kỳ Bác bị bắt ở Hồng Công. Có thể nói tư liệu về thời kỳ này rất ít.

Bác Vũ Kỳ (thư ký của Bác) đã tiếp tôi và đạo diễn Khắc Lợi, qua những câu chuyện về cuộc sống thường ngày của Bác, về những thói quen, sở thích… một phần nào tôi đã hình dung ra Bác: dung dị, dí dỏm, lịch lãm và đặc biệt rất yêu dân tộc Việt Nam.

* Khó khăn nhất với anh khi nhận vai này là gì?

- Đây là phim truyện chân dung, nên phải thể hiện nhân vật sao cho khán giả tin đã nhìn thấy một Nguyễn Ái Quốc "thật" và sống động. Trước tôi đã có nhiều nghệ sĩ, diễn viên thể hiện hình tượng Bác trên phim ảnh, trên sân khấu.

Ở họ, mỗi người đều để lại dấu ấn riêng của mình: người giống về ngoại hình, người ấn tượng với giọng nói truyền cảm, khí phách anh hùng… Với tôi, phải thể hiện ra được vẻ sang trọng, yêu đời, yêu đất nước, con người Việt Nam, sẵn sàng hy sinh cho dân tộc mình của Bác. Nhưng trên hết phải diễn để khán giả không thấy mình mô phỏng, bắt chước một cách máy móc dáng vẻ bên ngoài, tức là phải thể hiện một Nguyễn Ái Quốc – lãnh tụ tương lai của dân tộc Việt Nam – sống động và gần gũi với người xem.

* Được biết, lẽ ra anh đã đạo diễn một bộ phim về Bác Hồ? Vì sao dự án này không thực hiện được?

- Tôi rất thích kịch bản Nhìn ra biển cả của Nguyễn Thị Hồng Ngát và đã nhận lời làm đạo diễn phim này, nhưng do công việc quá bận rộn, nên tôi không thể thu xếp để tham gia. Không chỉ phim này, mà đoàn phim "Vượt qua bến Thượng Hải" cũng mời tôi đóng vai Bác. Thật sự, tôi rất hào hứng, nhưng cũng vì quá bận nên tôi đành thất hẹn.

* Với anh, được thể hiện hình tượng Bác Hồ có ý nghĩa thế nào trong sự nghiệp diễn viên của mình?

- Đây là một vai diễn quan trọng trong sự nghiệp diễn viên của tôi, một vai diễn khó mà chỉ có những diễn viên chuyên nghiệp mới thể hiện được. Tôi tự hào mình đã làm được việc đó.

NHƯ HOA (thực hiện)

Cũng chính ở đây, năm 1951, nhà thơ có một "Sáng tháng năm" được gặp và làm việc với Bác Hồ, để rồi có bài thơ "Sáng tháng năm" dạt dào cảm xúc, và như tâm sự của nhà thơ: "Trong đời làm thơ của tôi, đây là lần đầu tiên tôi viết được một bài thơ về Bác như vậy và sau này tôi còn viết nhiều bài thơ về Bác, một phần rất quan trọng cũng chính từ ấn tượng rất sâu sắc buổi ban đầu này…".

60 năm từ ngày ấy đã trôi qua, có một chiều tháng năm mới đây, thơ Tố Hữu lại trở về với "thủ đô gió ngàn", với Việt Bắc chiến khu năm xưa, trong một đêm thơ nhạc bao gồm những bài thơ xuất sắc của Tố Hữu viết về Bác Hồ kính yêu và một số ca khúc ca ngợi Người do Ủy ban Liên hiệp toàn quốc các hội VHNT Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức để kỷ niệm 121 năm ngày sinh của Bác, 100 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước. Và đặc biệt với Việt Bắc là 70 năm Bác trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng VN…

Ôi sáng xuân nay, xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

Chương trình đã bắt đầu như vậy với trích đoạn trong trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu, qua diễn xuất đầy tinh tế của giọng thơ quân đội Thanh Loan. Và rồi tiếp nối qua các giọng ngâm của NSƯT Vương Hà, Hồng Bắc… là các bài thơ "Sáng tháng năm": Bác ngồi đó lớn mênh mông/ Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non, là "Việt Bắc": Mình về với Bác đường xuôi/ Thưa rằng Việt Bắc không nguôi nhớ Người/ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời/ Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường và đẩy lên cao trào nhớ thương cùng những xúc động mãnh liệt là "Bác ơi":

Trời tuôn nước mắt đời tuôn mưa, và:

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ lụa tặng già…

Không ít những dòng nước mắt đầy xúc cảm trào tuôn trên má những cựu chiến binh, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những bà con người dân tộc trên những vùng núi cao được trực tiếp thưởng thức chương trình qua màn ảnh truyền hình… Và rồi tình cảm ấy, đúng như lời thơ Tố Hữu "Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn…", nhớ thêm ngàn lần Bác, yêu thêm ngàn lần Bác, và ngàn lần làm theo lời dạy của Người…

60 năm sau, thơ Tố Hữu lại về với Việt Bắc, Thái Nguyên. Trong tiếng thơ ngâm, trong tiếng gió rừng xạc xào, tiếng núi tiếng rừng xao động… Và tất cả những âm thanh ấy, hòa với thơ Tố Hữu, với trái tim núi rừng và bà con các dân tộc, để ngợi ca một con người vĩ đại, sống mãi với dân tộc chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh.

CHÂU LA VIỆT

tinh thần làm việc nghiêm túc, công tâm và có trách nhiệm cao, 32 thành viên của Hội đồng chung khảo đã thảo luận, thống nhất các tiêu chí chấm giải, cho điểm và xếp loại các tác phẩm theo thứ tự A, B, C và Khuyến khích. Theo đó, trong 153 tác phẩm vào vòng chung khảo, Hội đồng chung khảo đã lựa chọn được 93 tác phẩm có chất lượng cao để trao giải, trong đó có 2 giải A, 23 giải B, 39 giải C và 29 giải Khuyến khích. Trong số 9 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo, Báo Quân đội nhân dân đoạt 2 giải B và 1 giải Khuyến khích. Lễ tổng kết và trao giải các tác phẩm đoạt Giải BCQG lần thứ VI - năm 2011 sẽ được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6.

THIỆN VĂN